Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM từng che giấu cán bộ trên gác xép bí mật

Chùa cổ Châu Hưng 181 năm tuổi ở TP.HCM từng là cơ sở cách mạng, có gác xép bí mật che giấu cán bộ thời kháng chiến.

Ẩn mình giữa khu dân cư ở phường Tam Bình (TP.HCM), chùa Châu Hưng là một ngôi chùa cổ 181 năm tuổi không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt. Trong thời kháng chiến, chùa từng là cơ sở cách mạng, nơi nuôi giấu cán bộ, tiếp tế lương thực và đặc biệt có gác xép bí mật được thiết kế tinh vi, che giấu nhiều cán bộ hoạt động bí mật qua các thời kỳ.

Chùa cổ Châu Hưng tọa lạc tại số 37 đường Cây Keo, phường Tam Bình (trước kia là phường Tam Phú, TP.Thủ Đức). Với diện tích hơn 5.700 m2, chùa nằm trên một vùng đất bằng phẳng, là không gian yên tĩnh cho Phật tử tu tập và du khách đến vãn cảnh.

Chùa Châu Hưng do hòa thượng Thích Huệ Nhị tạo lập vào năm 1844. Thuở sơ khai, ngôi chùa có quy mô khá nhỏ, được dựng lên bằng tre, lá đơn sơ, tọa lạc tại mé sông Cầu Lớn. Sau đó, chùa được di dời về vị trí hiện nay với quy mô lớn hơn trên phần đất của ông Lê Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Mắng phát tâm cúng dường mở rộng chùa.

Năm 1961, con cháu của ông Thanh, bà Mắng làm giấy tờ xác nhận việc hiến đất cho chùa. Chùa trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa lớn. Năm 2006, chùa được xây mới và đến năm 2009 mới hoàn thành.

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 1.

Chùa Châu Hưng có từ năm 1844 từng là nơi trú ngụ của cán bộ cách mạng thời kháng chiến

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 2.

Chùa tọa lạc tại đường Cây Keo, phường Tam Bình, TP.HCM

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 3.

Khu vực chánh điện của chùa

Ảnh: Phạm Hữu

Ở chùa có hệ thống tượng thờ khá phong phú và đa dạng. Hầu hết các pho tượng đều là tượng cổ có cách nay cả trăm năm.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Châu Hưng từng là cơ sở của cách mạng, nuôi dưỡng, tiếp tế lương thực, điểm hội họp của cán bộ và chiến sĩ.

Từ năm 1946 -1954, đội B Công an huyện Thủ Đức do đồng chí Đặng Văn Bất làm đội trưởng đóng ở 3 xã Tam Bình, An Bình, Tân Đông Hiệp. Mỗi khi hoạt động ở địa phương, đội B ban ngày ém quân trong các lùm mía của dân, tối đến lại vào chùa và được hòa thượng Thích Thiện Chánh cùng các sư cô nấu cơm cho ăn.

Những năm 1961 – 1963, khi làm viện chủ chùa Châu Hưng, cố đại lão hòa thượng Thích Đạt Hảo và sư bà Thích Nữ Đạt Đạo đều hưởng ứng phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, công bằng xã hội.

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 4.

Sau khi được xây dựng mới vào năm 2006, chùa giữ nét kiến trúc đơn giản

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 5.

Phía sau chánh điện là nơi thờ tự các vị tổ sư sáng lập chùa cũng như các cố hòa thượng trụ trì, ni trưởng

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 6.

Những hiện vật cổ, giá trị ở chùa Châu Hưng

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 7.

Những tượng thờ trăm năm tuổi có từ khi chùa mới thành lập

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 8.

Những bài vị cổ xưa của chùa

Ảnh: Phạm Hữu

Năm 1965, lực lượng chiến đấu thường trực tại căn cứ Bình Phú thường xuyên về nghỉ ngơi, trú quân qua đêm tại chùa… Những năm 1963 – 1969, nhiều cán bộ đã sử dụng căn gác xép ở tiền điện của chùa để làm nơi ẩn náu bí mật. Lối lên xuống là chiếc thang nhỏ, bắc lên ô cửa hình vuông được đóng kín lại một cách khéo léo. Nếu đứng nhìn từ dưới lên thì khó phát hiện được. Từ trên gác xép này, qua lỗ thông gió, các cán bộ có thể quan sát từ xa.

Những năm sau cho đến ngày giải phóng miền Nam 30.4.1975, chùa Châu Hưng cùng bà con nhân dân Bình Phú che giấu và nuôi cơm các chiến sĩ cách mạng.

Ngày 18.8.2011, chùa Châu Hưng được UBND TP.HCM xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp thành phố.

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 9.

Điểm đặc biệt nhất ở chùa là gác xép bí mật, từng là nơi ẩn náu của cán bộ hoạt động cách mạng thời kháng chiến

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 10.

Gác xép này nằm ở khu vực chánh điện của chùa, 3 – 4 người có thể trú ở đây cùng một lúc

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 11.

Chiếc thang bắt lên gác xếp. Thang này đã được di dời và phục dựng lại tại phòng truyền thống nằm cạnh chùa chính khoảng 5 m

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 12.

Một số hiện vật của cán bộ, chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 13.

Nhiều cư sĩ, Phật tử đến tu học ở chùa

Ảnh: Phạm Hữu

Chùa cổ 181 năm tuổi ở TP.HCM có gác xép bí mật thời kháng chiến - Ảnh 14.

Mỗi ngày, chùa có các thời khóa tụng niệm vào buổi sáng, trưa và tối

Ảnh: Phạm Hữu

📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.